🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY
😎❤ॐ🤸💪🧘🏻🙏🏻🎧👗🛒🛍️🥾👔🤵🏻🏀🏆🏓⛹️🤼🏃🏻🚴🏼🏋🏻🏌️⛳🏑🛰💅💇 …
🌿Dạy Ngữ văn theo CT mới | Vài suy nghĩ về việc dạy kĩ năng (đọc, viết) liên quan đến chủ đề trong văn bản văn học
Khi làm việc với quý thầy cô về việc dạy Ngữ văn theo chương trình mới, câu hỏi mình hay được nhận là: “làm thế nào để học sinh xác định đúng chủ đề tác phẩm”?
Và mình cũng hay nhận thấy mọi người bất ngờ khi mình bảo, không có cái gì gọi là “đúng chủ đề văn bản”, mà không chỉ xét khía cạnh chủ đề, mà xét trong toàn bộ hoạt động thông hiểu nội dung văn bản, không có cái gì là “đúng – sai” cả.
Ở đây, mình cần thay đổi một chút xíu về diễn đạt, nhưng thực chất là thay đổi bản chất cách tư duy về vấn đề. Mình đề xuất thầy cô không diễn đạt “đúng – sai” đối với các kĩ năng đọc hiểu nội dung văn bản văn học (bao gồm xác định và phân tích chủ đề), mà thay vào đó là cặp từ “hợp lí – chưa hợp lí”.
Nếu mình hình dung việc đọc hiểu văn bản văn học là “đúng – sai”, tức là vô tình hay cố ý, mình đã cho rằng có một đáp án duy nhất đúng với nội dung, ý nghĩa văn bản, chỉ có một cách đọc duy nhất, và việc đọc văn bản, thực ra là đã xong lâu rồi, giờ chỉ cần đi theo “đáp án” của những người đi trước thôi.
Ngược lại, nếu mình hình dung việc đọc hiểu văn bản là “hợp lí – chưa hợp lí”, tức là mình cho phép hoạt động đọc văn bản có tính mở, các tầng nghĩa vẫn chưa định hình và mỗi người đọc (ở đây là học sinh và chính bản thân giáo viên chúng ta nữa) vẫn có đất để khám phá, quan trọng là cần có cách lí giải để thuyết phục mọi người tin rằng cách hiểu của mình là hợp lí, từ đó đóng góp thêm một cách hiểu làm phong phú thêm giá trị của tác phẩm.
Điều này phù hợp với tính mở của văn bản văn học và tính chủ động sáng tạo của quá trình tiếp nhận. Ngay cả trường hợp những văn bản văn học quá “kinh điển”, với những cách hiểu tưởng như là hiển nhiên, nhà văn cũng có những phát ngôn định hướng cách hiểu đó, 10 người đọc hết 9 người hiểu như vậy, thì đó vẫn chỉ là cách hiểu được số đông chấp nhận, trong một lát cắt thời gian nhất định, không phải là chân lí duy nhất.
Mình dạy SGK Ngữ văn 9 (2006) là gần mười năm. Căn cứ vào sách giáo viên thì thuộc làu, chủ đề “Sang thu” là vẻ đẹp thiên nhiên mùa thu lúc giao thời, cảm xúc trước vẻ đẹp mùa thu và suy nghiệm của con người ở tuổi trung niên. Mọi người sẽ nghĩ rằng đó là điều hiển nhiên, không cần phải bàn cãi.
Nhưng có một lần, mình đã đọc được bài báo lí giải bài “Sang thu” ở chủ đề tâm trạng người lính vừa bước ra khỏi cuộc chiến. Bài báo đó giúp mình hiểu thêm về nội dung chủ đề bài thơ và cũng giúp mình hiểu, vẫn còn có thể có các cách đọc khác, còn để mở để người đọc khám phá tiếp.
Truyện “Những ngôi sao xa xôi”, rất dễ để nhìn thấy những chủ đề như lòng yêu nước, đức hi sinh, tình đồng đội đồng chí, vẻ đẹp tâm hồn mộng mơ,… Nhưng có lần mình đọc được một bài của tác giả Vũ Dương Quỹ với nhan đề “Khoảng trời con gái…” đã khám phá thêm chủ đề tính nữ trong chiến tranh. Và nhiều lần đọc lại tác phẩm này, mình vẫn cứ băn khoăn về chủ đề sự song hành giữa thế giới tâm tưởng và thế giới thực tại trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh,… Và tin rằng vẫn còn để mở để có nhiều cách hiểu khác.
Nếu một học sinh chưa từng tìm hiểu về bối cảnh lịch sử văn hoá xã hội liên quan đến tác phẩm, và hiểu chủ đề truyện ngắn “Làng” theo hướng “cách ứng xử khi bị hiểu lầm, vướng phải tin đồn thất thiệt”, thì chúng ta có nên chấp nhận cách hiểu này của học sinh ấy?
Nếu nhìn qua lăng kính “đúng – sai”, và thế là hết, cần gì đọc tác phẩm nữa, chỉ cần tham khảo các ý kiến có sẵn là xong. Nếu nhìn qua lăng kính “hợp lí – chưa hợp lí”, giờ dạy đọc hiểu văn bản thực sự có tính đối thoại giữa thầy cô và học trò. Vậy thế nào là “hợp lí?”. Có thể có những căn cứ sau để nhìn nhận cách đọc một tác phẩm có hợp lí hay không:
Đầu tiên và quan trọng nhất, bản thân văn bản. Nếu cách đọc là suy diễn, cảm tính không phù hợp với cấu trúc văn bản, thì ngay lập tức mình sẽ thấy các chi tiết, các bằng chứng trong văn bản chống lại cách đọc này.
Có thể tham khảo thêm bối cảnh lịch sử văn hoá xã hội (trong chương trình mới, kĩ năng liên hệ với bối cảnh, lịch sử, văn hoá xã hội là một kĩ năng đọc được dạy cho HS để hiểu sâu hơn về văn bản). Đó có thể là hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, ý đồ nghệ thuật của người viết, bối cảnh lịch sử rộng lớn bao quanh tác phẩm, vùng khí quyển văn hoá mà tác phẩm là một phần trong đó,… Về nguyên tắc vẫn phải đặt văn bản vào hoàn cảnh nó ra đời để giải mã và hiểu văn bản, rồi sau đó yêu thích hay không yêu thích, đồng tình hay phản đối (cấp độ nhận xét, đánh giá) là tuỳ đôi mắt xanh bạn đọc.
Căn cứ thứ ba có thể là đặc điểm thể loại, với trường hợp những thể loại có hệ thống đề tài, chủ đề đặc trưng của nó (chẳng hạn một số truyện dân gian như thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích,…).
Căn cứ thứ tư là thao tác tư duy suy luận khi học sinh diễn giải văn bản, từ các bằng chứng đến cách hiểu của HS có được nhìn nhận hợp lí, hay là phiến diện, cảm tính, hay hiểu chưa đúng tầng nghĩa trực tiếp của văn bản,…
Từ đó, nhìn vào thực tế dạy học, việc tiếp cận vấn đề từ khía cạnh “hợp lí – không hợp lí” sẽ mang đến “chất văn” bởi người dạy và người học có những cuộc thảo luận thú vị về văn chương. Nếu chỉ đơn giản nhìn nhận “đúng – sai”, thì thầy cô chỉ cần bảo “không đúng ý tác giả” là đã có thể bác bỏ cách hiểu của HS (và gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười). Nhưng nhìn qua lăng kính “hợp lí – không hợp lí”, nếu thấy cách hiểu của HS chưa hợp lí, thầy cô cần đối thoại với học sinh, chẳng hạn:
“Căn cứ vào đâu để con rút ra chủ đề như vậy, con dựa vào những yếu tố nào”? (Khơi gợi để HS miêu tả lại quá trình đọc của bản thân, từ đó thấy được cách bạn ấy tư duy và cung cấp cho HS căn cứ để đối thoại, điều chỉnh).
“Hình như em quên đặt chi tiết này trong tổng thể tác phẩm, em thử đọc lại và liên kết nó với các chi tiết khác xem cách hiểu của mình có hợp lí chưa…”
Hồi năm đầu tiên dạy lớp 10 theo chương trình mới, cô giáo của mình kể, khi dạy thần thoại “Prometheus và loài người” một học sinh phát biểu chủ đề tác phẩm là “tầm quan trọng của việc giữ gìn thân thể”, vì em ấy cho rằng “các vị thần tạo ra chúng ta nên thân thể chúng ta là quý giá”. Có căn cứ để HS hiểu như vậy, nhưng bạn HS ấy chưa nhìn được tổng thể các chi tiết, và cách hiểu ngây ngô đúng theo độ tuổi 15 của bạn. Cô giáo của mình đã đối thoại với HS và quay trở lại hướng dẫn bạn nhìn vào đặc điểm thể loại để nhận ra rõ hơn về chủ đề văn bản.
Nhìn vào kĩ năng viết, ở kiểu bài viết bài phân tích một tác phẩm văn học (chủ đề và một số nét đặc sắc nghệ thuật), thầy cô sẽ thấy rằng kĩ năng đọc hiểu văn bản sẽ được chuyển hoá thành kĩ năng tìm ý phân tích tác phẩm. Đến đây thầy cô lại lo lắng: nhỡ HS xác định sai nội dung thì sao? Nếu hiểu bản chất vấn đề, thì chúng ta sẽ không cần phải lo như vậy nữa, bởi vì cái quan trọng là đối thoại, hướng dẫn để HS biết cách đọc và diễn giải văn bản hợp lí, nhằm huy động luận điểm, lí lẽ và bằng chứng phù hợp để thuyết phục người đọc. Và như vậy, sẽ cho phép học sinh viết ra bài văn bằng cách hiểu của mình, dựa trên trải nghiệm đọc của bản thân và có dấu ấn của từng bạn.
Mình nhớ mãi một chi tiết trong phim “The blind side”, khi nhân vật chính Micheal Oher còn bị vướng điểm môn Văn học để có thể được tốt nghiệp và theo đuổi sự nghiệp thể thao chuyên nghiệp. Thầy giáo dạy Văn của cậu đã tạo điều kiện bằng cách giao cho cậu viết bài luận về một tác phẩm mà cậu tâm đắc. Chàng trai “cục mịch, giản đơn” không thể tìm được tác phẩm mình yêu thích (vì thiếu trải nghiệm đọc) và tưởng chừng như không thể hoàn thành được bài luận. Cho đến khi cô gia sư đã giới thiệu với Micheal một bài thơ nói về việc những người lính dám xả thân, hy sinh theo vị tướng của họ. Bài thơ thực sự đã kết nối được với Micheal bởi chính những trải nghiệm chơi bóng của cậu giúp cậu đồng cảm sâu sắc với nội dung bài thơ và cậu đã viết bài luận trên chính trải nghiệm đó. Bài luận được đánh giá cao và cậu đã đạt.
Hồi 2009, 2010, xem phim “The blind side”, mình cực kì ấn tượng chi tiết này và đã thầm ước môn Văn có thể có khoảng trống cho phép những cách đọc như thế. Vậy thì giờ đây, trong thiết kế chương trình mới, việc ấy đã có thể thành hiện thực. Hồi mới triển khai chương trình mới, quý thầy cô hỏi mình “Chất văn đi đâu rồi”? Thì chất văn, một phần từ chính những cuộc đối thoại mở về văn chương mà chúng ta cho phép diễn ra trong giờ Văn của chúng ta đấy thôi.
T. L. D
#daynguvantheochuongtrinhmoi_blogchuyenvan
#phuongphapdayvan_blogchuyenvan
#phuongphapgiangday_blogchuyenvan
#liluanvanhoc_blogchuyenvan
🎯 Top1Go : LINK ĐẾN NHÀ CUNG CẤP THƯƠNG HIỆU NÀY
🎯 Top1Go : LINK TO THIS BRAND SUPPLIER
🚀🤖💻🐱🐠🐕🐈⬛🐾🦜🐰🐹🐠🦎🐢🐭🐇🛠️🍎🎡⛷🚁🏇🍹🏂💄👄🧴💕 …
Code Embed: No embed code was found for TOP1INDEX-100057550963946
Dạy Ngữ văn theo CT mới | Vài suy nghĩ về việc dạy kĩ năng (đọc, viết) liên quan đến chủ đề trong văn bản văn học
Khi làm việc với quý thầy cô về việc dạy , shares-118✔️ , likes-258️️ , date-2024-06-28 03:10:49📰🆕
#Dạy #Ngữ #văn #theo #mới #Vài #suy #nghĩ #về #việc #dạy #kĩ #năng #đọc #viết #liên #quan #đến #chủ #đề #trong #văn #bản #văn #họcKhi #làm #việc #với #quý #thầy #cô #về #việc #dạy